[Bài trích] Bảo tồn và phát triển nghệ thuật ca múa nhạc của người Chăm ở Ninh Thuận

| | 0 nhận xét
Dân tộc Chăm là một trong 54 dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, có quá trình lịch sử lâu đời với nền văn hoá phong phú và đa dạng. Hiện nay, tộc người Chăm cư trú xen kẽ với các dân tộc anh em ở một số tỉnh miền Trung và Nam bộ: Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước, An Giang…, với dân số trên 161.729 người, trong đó tập trung đông nhất ở Ninh Thuận (khoảng 73.859 người).

Nghệ thuật ca múa nhạc của người Chăm ở Việt Nam nói chung, Ninh Thuận nói riêng rất phong phú, đa dạng và độc đáo. Các điệu múa của người Chăm rất đẹp, nổi tiếng, giống như các vũ điệu của người Ấn Độ. Ngày nay, các bài múa còn lại của người Chăm như: Múa quạt, múa đội nước, múa vũ nữ Apsara… do các nghệ sĩ sưu tầm, nghiên cứu từ các điệu múa trên các pho tượng, các bức phù điêu, đài thờ trang trí trên các Tháp và trưng bày trong các bảo tàng để nâng lên ở tầm nghệ thuật. Nhạc cụ sử dụng cho các điệu múa này là trống Ginăng và kèn Saranai,… nghe rộn rã nhưng trữ tình, sâu lắng, thể hiện sức sống mãnh liệt của người Chăm. Ngoài ra, người Chăm còn có các điệu múa được thể hiện trong các nghi lễ như: Ông Ka-ing múa trong lễ hội Rija Nagar, Muk Rija múa trong các lễ múa như Rija Harei, Rija Dayap, Rija Praong…

Ths. Đổng Văn Dinh
>> Tạp chí Dân tộc số 150 (tháng 6 - 2013)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Ghi rõ nguồn sachvn247.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. Thư viện Dân tộc - All Rights Reserved
Design by Namkna
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel